Theo nghiên cứu từ Appirio, 60% công nhân được khảo sát nói rằng yếu tố quan trọng nhất để họ nhận lời mời nhận việc là việc họ xem xét xem liệu người quản lý đó đánh giá cao nhân viên hay không, trong khi chỉ có 4% cho biết họ quan tâm nhất đến mức độ tăng lương cho nhân viên.
Harry West, người đứng đầu các giải pháp trải nghiệm của công nhân tại Appirio, cho biết: "Cuộc khảo sát của chúng tôi cho thấy sự đánh giá, kết nối và cảm xúc an toàn là yếu tố vượt trội so với những yếu tố khác trong quyết định nghề nghiệp của nhân viên". "Để nhân viên tham gia, tương tác, doanh nghiệp không chỉ trả lương, thưởng cho nhân viên, doanh nghiệp phải phải minh bạch, hỗ trợ nhân viên mới khiến họ hài lòng.”
Những cuộc khảo sát trên đều cho thấy, lương thưởng đối với nhân viên là một động lực nhưng đó không phải là yếu tố quan trọng nhất đối họ. Nhân viên có động lực nhiều hơn khi sếp đánh giá cao công sức và ủng hộ họ.
Đôi khi, chỉ cần một lời cảm ơn từ bạn đã khiến nhân viên hài lòng. Chỉ có khoảng 8% những người khảo sát cảm thấy thất vọng nếu trong dự án đó họ không được thưởng tiền.
Bạn muốn nhân viên thấy được bạn thực sự đánh giá cao họ? Hãy tham khảo ngay 7 tuyệt chiêu này và áp dụng nhé!
1. Cho phép nhân viên đánh giá lẫn nhau
Các thành viên trong nhóm nên được phép thường xuyên thể hiện sự đánh giá với nhau trong các cuộc họp. Nhân viên làm việc tốt nhất trong tuần nên được khen thưởng, có thể là bằng huy hiệu hoặc bất cứ gì đó. Điều này giúp đem lại bầu không khí làm việc nhóm thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao lẫn nhau. Không những thế, nó còn khuyến khích nỗ lực và làm việc tốt hơn.
2. Cho họ thời gian nghỉ
Hãy cho nhân viên của bạn được nghỉ ngơi sau một thời gian dài họ nỗ lực hoàn thành tốt công việc của họ. Thời gian nghỉ đó giúp họ cân bằng giữa công việc và cuộc sống, dành thời gian thoải mái với gia dình và theo đuổi những sở thích của họ.
3. Khuyến khích nhân viên phản hồi
Nhân viên cảm thấy họ có giá trị khi trong một môi trường họ được thể hiện quan điểm và mọi người lắng nghe quan điểm của mình. Vì thế, công ty bạn nên có các kênh để nhân viên có thể đưa ra các phản hồi của họ. Bạn có thể để các hợp thư góp ý để nhân viên đưa ra những phản hồi ẩn danh. Hoặc bạn có thể khuyến khích họ điền vào bảng câu hỏi về những gì họ cảm thấy cần cải thiện trong tổ chức.
4. Sử dụng hệ thống Gamification
Có một số nền tảng cho phép nhân viên kiếm được điểm khi họ hoàn thành nhiệm vụ. Bạn có thể sử dụng một cổng thông tin trực tuyến và mọi người trong công ty sẽ thấy họ kiếm được bao nhiêu điểm. Các số điểm đó có thể được đổi thành các giải thưởng như quà tặng, tiền mặt, thời gian nghỉ hoặc những ngày làm việc tại nhà. Bạn hãy thể hiện sự đánh giá cao của mình đối với nhân viên bằng bất cứ cách nào miễn sao nó thật sự có ý nghĩa đối với nhân viên của bạn.
5. Một chút đồ ăn vặt
Có một sự thật rất thú vị: Nhân viên của bạn sẽ “bất đắc dĩ không muốn làm việc” khi họ đói. Vì vậy, một chút đồ ăn vặt trong văn phòng là ý tưởng tuyệt vời cứu cánh tình trạng này.
6. Một chút khoáy động vào những dịp đặc biệt
Vào những ngày đặc biệt đối như ngày sinh nhật của nhân viên, cốt mốc quan trọng như ,kỷ niệm 5 năm , 10 năm, 20 năm ngày thành lập công ty,... thưởng cho nhân viên của bạn quà, tiền thưởng hoặc những tấm thiệp thể hiện sự quan tâm của bạn đối với họ.
7. Cho nhân viên cơ hội thăng tiến
Bạn phải tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên bằng cách cho họ phát huy khả năng của mình như việc cho họ tham gia lãnh đạo, tham dự các cuộc họp mang tính chuyên nghiệp, là người đại diện cho tổ chức tại các sự kiện,… Việc bạn công nhận những nỗ lực của nhân viên khiến họ làm việc tốt hơn.
Phiên dịch bởi: Vieclamdongnai.vn